Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Bất toàn và bất hòa

Bất hòa có thể coi là biểu tượng được. Hàng vạn điều, hàng vạn thứ nảy sinh từ bất hòa. Ngay cả những thứ đẹp, vĩ đại, lớn lao, cũng có thể được khai sinh từ việc giải quyết những bất hòa. Quả táo bất hòa là câu chuyện chả mới chả cũ. Bất hòa kiểu đó là bất hòa kiểu Tây. Ở Việt Nam, bất hòa dễ chui vào trong nhà, bảo nhau đóng cửa. Sau đó chuyển thành bất mãn. Ở Việt Nam, có những bồ bất mãn lớn lắm.
Mình sẽ làm một cái đề tài là Truyền thống bất mãn trong thơ trung đại Việt Nam, bỏ xừ, tên đó đã có vấn đề chưa nhỉ? Làm đề tài bây giờ không có vấn đề là hỏng đấy nhá :))
Bất hòa nảy sinh từ ý thức về sự bất toàn. Điều này dường - như - là - rõ - rệt với thơ của một số ta0 loạn - nhân, hoặc một số kì (dị) nhân. Đặc biệt ở Nguyễn Du. Thơ Nguyễn Trãi bảo là có bất hòa, thơ Trạng Trình nói là đầy bất hòa, nhưng vẫn chỉ là thứ bất hòa vạn đại dung thân. Tấm thân đẹp đẽ nguyên lành, xung quanh tan tác có hề chi. Miệng kêu than mà thân tròn đầy, thì vẫn là an lạc lắm. Nguyễn Du khác. Đấy là một trường hợp bất hòa đến kì dị. Thơ Nguyễn Du là một sự dang dở lớn. Một nguồn ý thức về bất toàn đầy hoan lạc. Trăng hoa lịm im, gió lồng lộng vần - vũ - im, tóc lặng im bay - bạc. Cảm thức về cái chưa làm được, chưa hoàn thành, chưa thỏa nguyện, chưa nói ra lời. Những giấc mơ trở đi trở lại.
Nguyễn Du là một tấm thân tan tành giữa non sông tan tác.
Nguyễn Du là một người dường như chưa bao giờ sống hết cuộc đời mình.
Luôn luôn là một khát vọng sống cho trọn, một ánh ngoái nhìn của hoài nhân, một nỗi tiếc nhớ, một tiếng thở dài.
Cái đáng trọng đáng quý nữa là ham muốn sáng tạo cuồng phóng dường như trùm lấp, đè nặng tấm thân bệnh tật.
Nguyễn Du đau buồn nhất mà hoan lạc nhất trong số các nhà thơ trung đại. Vì đã sống mà không im tiếng, sống mà thở dài, sống mà bất toàn, biết bất toàn, và không bắt tay thỏa hiệp bất cứ điều gì với thực tại yên tĩnh.
Là một tâm hồn tĩnh nhưng bất hòa dậy nổi ở bên trong dường đó, không dễ và không bằng vài dòng mà hiểu.
Đặt cục gạch :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét