Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Rét nằm mê

Lâu rồi chưa trở lại chốn này. Thế giới nhỏ bé xinh xắn và cũng đầy buồn tủi chưa bao giờ bớt xinh xắn và buồn tủi. Cô gái ko còn mới lớn, mà sắp già, thế mà cũng vẫn buồn tủi lắm lắm, thế mới ghê :D Nguyên do vì sao thì chỉ mình cô biết. Vì thế giới không cần hiểu một gái già ẩm ương. Tuổi xuân ra đi gió thổi, ngày dài bỏ túi nằm chơi...
Những mong muốn thấu hiểu tột cùng là điều hoàn toàn không tưởng, mà như bạn Ổi nói, thật phi lí. Thật lòng mình sợ lắm, sau này làm sao loài người sống được cùng nhau, mà vẫn vui tươi?
Hà Nội mưa gió và rét từ từ, để có thời gian rủ rê người ta trìu mến với nhau. Trìu mến mà làm gì, toàn yêu thương nghĩa vụ. Hà Nội rét như một nghĩa vụ, nên rét mệt và buồn. Loài người có yêu nhau được mãi đâu. Cái hôn thì quý, nhưng hôn mãi cũng nhàm.
Bạn có bao giờ thật cần mình để trìu mến hết cuộc đời này không?

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Đại còi

Thành phố già một nghìn năm sáng nào cũng phải dụi mắt ôm đầu bò dậy, lấy tán lá cổ thụ nút lỗ tai, đặng xua lũ còi hụ ầm vang náo động mà ngủ nướng nốt cái tuần bát nháo.
Nghĩ cũng lạ, thành phố nhỏ như nắm cơm, mà còi hụ hàng ngày hàng giờ, thậm chí hàng phút, xe cảnh giới đi trong thành phố hoa cả mắt, như đèn cù. Nắm cơm nát toẹt vì còi inh oe.
Thành phố hòa bình bỗng nhiên bị bất an, vì cái đám còi làm rung lên bần bật những nghi hoặc mơ hồ về cháy, về nổ, về cứu thương, về khủng bố, về tội phạm... vân vi vân vi. Như cái củ công ten nơ ở Mỹ Đình đó, chả bất an lắm đó sao. Nghĩ mà run.
Xã hội bắt đầu không giấu nỗi lo nghĩ nữa. Nó làm thành phố khắc khoải vì còi.
Đại lễ còi còn 2 ngày nữa.

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Thơ bảy chữ

Trời chuyển gió mùa, hí hửng hí hửng, nghĩ đến ôm ấp người tình thì thú lắm, vì người tình béo béo ấm ấm đáng yêu, và hay im lặng. Trời lạnh dễ làm nhớ người tình béo, nếu đang giận thì sẽ nhớ thứ khác, ví dụ kí ức xa xôi, năm tháng tuổi trẻ, hoặc thấy trời chiều sao mà buồn, mặc dầu không có tí bảng lảng bóng hoàng hôn nào.
Tình sao cứ phải cần gió lạnh mới lên được chút hương? Ngày thường, nồng nã, nóng nảy, không se se hiu hắt, không thể cầm tay, ôm chặt, hoặc thắm thiết hơn sao?
Thế là tiếc mấy ngày gió lạnh lắm, trong lòng nghĩ mùi gió thơm níu được rất nhiều thứ. Tuy nó làm xáo trộn đủ đường, cả tâm can, và khơi gợi những thứ không nên bùng lại.
Cứ đọc Lưu Quang Vũ là muốn yêu thương run rẩy, thỉnh thoảng muốn một tình thương nồng nàn tựa như tình Vũ trao cho người thương, rồi người vợ. Những nỗi nhớ dài, những mong chờ dài, những xúc động chân thành nhiều khi yếu đuối.
Thốt nhiên muốn làm thơ bảy chữ, như xưa, như hồi mười mấy tuổi, con nít mà đã bồi hồi, thích kí ức xa xăm, và tình yêu cao thượng. Thơ thương thương, như thơ Xuân Diệu, hay thơ Lưu Quang Vũ, đọc mà thỉnh thoảng muốn khóc vì thương.
Là thời mà thơ con nít dồn dập và miên man, mạch này nối mạch kia, đều về những điều giàu nghĩ, ấm nóng, dài, và nhiều ước muốn. Bây giờ sao mọi thứ đều ngắn và nguội đi?
Em giấu gì ở đôi mắt của em
Khi anh hỏi những điều bí mật
Chiều rơi mãi những thầm thì rất ngọt
Em có là em của anh không?

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Văn sĩ béo

Văn sĩ không nhất thiết phải gầy gò, tuy gầy thì hợp tình hợp cảnh hơn, trông có vẻ hom hem quạt chả người lúc nào cũng chực tẽo đi vì nghĩ, nặn, bóp, quằn quại và kêu rên. Những văn sĩ béo không biết có rầu lòng lắm không vì nhỡ có gặp một độc giả hâm (hấp) mộ, thốt lên rằng: em cứ tưởng (anh) chị - ở đây xin phép đóng ngoặc anh để hở chị cho đỡ tủi cái thân nữ nhi bị khinh khi bao nằm cứ phải nằm trong cũi :D - thư sinh yếu liễu lắm kia. Hic, công nhận văn sĩ mặt tròn vo bụng phệ phệ nhìn có tướng quan tham ầm ầm, làm sao mà liên tưởng mảy may đến thơ văn mơ mộng mông nặng được nữa chứ.
Thôi nhưng mà nhà văn gầy thì người ta thương, nghĩ nhà văn nghèo, rách, thảm; chớ mà béo trương béo nứt lại dễ nghĩ cảnh con phe, ngồi điều hòa tay làm thơ tay chỉ đạo nhân viên :D Văn sĩ gầy mặc áo lụa cho đẹp, đặng mà béo mặc áo lụa dài dài trông bóng nhờn nhìn cũng muốn đứng xa xa.
Nói rứa chứ thời ni văn sĩ tinh tươm lắm rồi, béo gầy không quan trọng đã đành, mà càng làm kinh tế giỏi càng tốt, cái này nuôi cái nọ, càng sáng láng nhanh nhẹn hiện đại càng vui.
Bạn Bơ về vỗ béo và mở cửa tiệm đi nghen.

Mùa vừa vừa

Mùa thu phản động đến treo lửng lơ ti tí nắng ti tí mưa ti tí hồ hởi vào lòng người.
Mùa này buồn, hơi thảm thảm, nhưng cũng tí tởn, cũng vui.
Mùa này người ta chỉ ườn ra.
Mùa này thèm ngả ngớn, chui rúc. Nhất là hoa sữa tê phê lê mê ở một số nơi, làm lòng ứ đành.
Sau mùa mưa dài dài là đến mùa mưa vừa vừa, sách in không hăng hái hơn, mà vẫn toàn sách êm êm. Không biết đến mùa đông thì sao. Bây giờ lại chỉ ưa đọc sách khảo cứu tầm bậy, phân tích tầm bạ mới chết. Tự thấy mỗi ngày nuốt vài trang là giỏi như thần luôn, lười như đười ươi.
Dạo này nằm mơ, có lúc lại làm trỗi dậy cái ham muốn chuyển nghề ghê gớm. Trong mơ thấy mình gục khóc vì cái cuồng vọng là mình. Hi hi, vui phết, tỉnh dậy vơ váo đi làm, lại chui vào bao, ngày qua mùa, lần hồi, sờ sẫm, nhục.
Ngay cả bạn, bạn ạ, nhiều khi mình thấy bạn cũng không đủ sức níu mình lại, khi mình đã chán nản tất cả và muốn bỏ đi.
From Bơ ở một past rất xa, những khi tựa cửa chờ cơm: Yên 3 sầu sát nhân...

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

thành abc thật

2. ý tưởng là một thứ quý hiếm, nên ý tưởng xa xỉ. nhiều bạn bị nhầm ý tưởng với sáng kiến hay sáng chế, rồi oánh đồng chúng lại với nhau. sự sao chép ý tưởng đến một cách tuyệt vời ở mọi nơi, nơi những sự - (khêu) - gợi - cảm - hứng đến liên tục, làm chúng ta cứ na ná nhau một cách tuyệt hảo :D ảnh hưởng ý tưởng là một trong nhưng (ám) ảnh hưởng làm vừa làm các bạn khổ tâm, nhưng cũng làm các bạn nghiện ngập nhất. như mình đây này, mình bị các bạn ám một cách ảnh lên được :D
5. sự lây truyền sẽ giúp giữ gìn và nuôi cảm hứng lớn lên, nhưng ý tưởng rồi sẽ bị truyền đi với tinh thần tôn thờ, ý tưởng không còn thiêng thánh và hồn nhiên nữa. đọc thấy nhiều sự cao ngạo trong những cuộc sao chép ngỡ - chỉ - mình - đẻ - được - ra - ý (bệnh) - tưởng.
1. không sao cả, bản thân mình là một cái giẻ gói đủ mọi thứ ảnh hưởng tạp nham, và một mớ các ý tưởng trộn trạo mơ mòng :D mình chả sống được nếu không được các thứ tạp nham bơm vào đầu óc mỗi ngày. chỉ tiếc cho các thiên tài, lắm lúc buồn quay quắt lên được vì phát hiện một cái gì không quý không hiếm trong những thứ các bạn dương dương và làm cho chúng mình mê hoặc.
4. ở Việt Nam, chỉ có sự thành thật là đáng biểu dương. đến điều này mà các bạn cũng cất đi, thì chúng mình còn biết xem gì?
3. thầy mình bảo buồn nhất là lúc tưởng mình nghĩ ra được cái gì hay ho, nghĩ mân mê cả ngày, viết mân mê cả đêm, rồi hỏi bác Gúc một cái, là lại thấy tụt dưới hố sâu lúc nào rồi.
6. cho nên, chúng ta chỉ còn sự thành thật, mà thôi.

Ngồi ở lòng mùa :D

Rồi thì khói quẩn quanh trên ruộng lúa, chiều mỏng mảnh và dài. Đó là chiều của những bao giờ?
Có rất nhiều cảm giác tự động đến đi, ngọt nhạt thơm tho lẫn lộn, nhưng mùa này là thế, nếu như trời không nắng lắm, hoặc khi sương xuống buổi chiều. Nhiều người chọn mùa để đi, hay mùa bắt người đi cho giàu thêm cái hoài cảm rưng rưng. Lạ thay cái mùa bắt người ta nằm xuống một cách nhẹ bẫng, mà lại ác độc, vì làm người đời có cái cảm tưởng bâng quơ mùa hợp với tan biến quá đi, rồi cảm giác đau đớn dần biến thành nỗi miên miên vô độ.
Trong một đỗi dài dài, người ta thèm nếm cuộc đời ở giữa thiên nhiên, ở đó cái gì cũng vừa xanh vừa úa vừa tàn lụi vừa trầm tư. Hợp với đôi chân không biết chạy, chỉ tha thiết muốn lướt bay.
Cuộc đời cho thêm nhiều cảm giác ở một người, nhưng cũng lấy đi của anh ta chút bình thường cuối cùng của tâm can. Không sao cả, anh ta chưa bao giờ muốn bất bình thường đến thế :D

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Hiện diện vắng

1. Lâu lâu không thấy một số bạn ngọ nguậy blog, cũng hơi buồn. Cứ ngó lên ngụp xuống chờ các bạn mà không thấy bóng tăm :D Các bạn bảo hiện diện vắng, nhảm nhí. Không thò mặt ra thì ai biết các bạn đang làm gì. Hay lại ngồi đếm đoán các bạn đang múa may chi chi trong hốc tối, rất là bí và mật nhé. Giàu tính trinh thám nữa :D Nói thực là nếu một người viết lâu lâu lặn đi đâu đó, có nguy cơ anh ta "mất mặt" theo đúng nghĩa đen của từ này hem? Rồi chúng ta sẽ quên anh ấy, và đi tìm một anh khác? Đời sống chữ nghĩa thật là sôi sục mà cũng buồn, không viết rất dễ bị lãng quên. Mà viết thì không phải lúc nào cũng ngon, có khi viết ra rồi còn bị quên nhìu hơn. Chi bằng ngồi im luyện linh đơn rồi lâu lâu nhả ra chăng? Hay tại đời sống zăn hóa nghệ thuật nhiều mảng quá, các bạn đi mãi võ hết năm chẳng chịu về, buồn thối ruột.
2. Người đọc mà ở trong tối thì ra răng? Mình thỉnh thoảng cứ lên rồi xuống, đọc rồi để đó. Không để lại vết tích gì. Người đọc mà như mình thì cũng buồn, các bạn lên mà ko có còm men thì các bạn lại xuống thôi, các bạn lại chán và bỏ mứa văn thơ :D
3. Tại mình già rồi, giờ chỉ có thể đọc, và không nghĩ gì cả. Thị phi lắm thì cái dốt và cũ của mình nó lòi ra sạch :)) Có thể mình chỉ đọc, và đọc thôi, được không?

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

(nhảm) Nhí

Nhí năm nay 23 tuổi. Học xong đại học thì thất nghiệp. Bèn nhủ ở nhà viết blog. Định bụng làm nhà văn.
Nhí có thơ đăng Thiếu niên tiền phong năm 10 tuổi. Lớn tí nữa nhờ 10 cái truyện mà được một chân ở Hương Đầu Lâu của tạp chí tuổi tin. Thật là một cái tự hào của Bắc Kì.
Bốn năm bị trĩ trên giảng đường đại học làm não Nhí cũng trĩ nốt. Ngồi trước laptop không rặn được chữ, Nhí cho là tâm có tí chai sạn, bèn lên chùa cầu thanh tĩnh.
Ở chùa gặp tuyền rên rỉ vái lạy, thấy cuộc đời bĩ cực hơn cả trĩ, Nhí bỏ chùa về, dọc đường thấy toàn đài sen.
Nhí đọc tạp chí tuổi tin, muốn viết truyện thơ ngây, bèn đem truyện cũ thời Hương Đầu Lâu thêm mắm dặm trà sữa, đem gửi 10 lần không thấy hồi âm. Kết luận cuộc đời đã thơ ngây theo cách khác.
Quẫn kế Nhí đi thỉnh cao nhân. Cao nhân nói muốn giề cũng phải vô hội fan cuồng ta đã. Đáp vốn vô thần. Bèn bị đá đít đi. Nhí nói cao nhân cũng chỉ là thằng võ biền biết đá đít.
Uống trà đá xanh lưỡi Nhí thè vào cả văn. Nhí bảo trà chỗ này nhạt toẹt chỗ kia đậm toẹt, bỗng pết viu tăng vọt. Nhí nghiệm thấy chuyện vỉa hè tào lao đắt khách, bèn chăm chỉ sáng nhặt chuyện tối về lọc cọc.
Một đêm viết mải ngủ muộn, sáng dậy bỗng thấy râu tóc trắng toát, Nhí cuống cuồng tìm gậy chống. Chỉ còn thiếu điều làm lục bát. Nhí bỏ tùy tiện bút mua chip chip về nhai mỏi hàm một ngày mới thấy tóc chơm chớm xanh trở lại.
Nhí mở danh mục các loại giả - nhà, còn ối chưa thử mà người đã nát bươm. Toát mồ hôi hột đọc thấy nhà tiền phong, nhà văn hóa, nhà diễn giả, nhà kể chuyện... còn chưa sắm bộ.
Bèn viết một câu cảm khái: Bỏ chùa bỏ vãi bỏ chùa không. Bỏ mõ sư phải đi bán lòng. Ai mua lòng ơ...
Năm đó Nhí bán laptop lấy tiền vụn mua một xe doner kebab bán đầu viện văn, ngày ngày thung thăng xẻo xẻo cắt cắt nhồi nhồi xịt xịt, và đọc sách, và gặp nhiều cao nhân ăn bánh mì. Cuộc đời cũng có thể coi là hảo hớn.

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Khi cần phải lên tiếng ngay

Khi nào cần nói hãy mở miệng. Khi nào đang nghĩ gì thì chớ có âm thầm nghĩ tiếp, viết liền ra đó, thậm chí có thể ngoa ngôn, hô hào ầm ĩ lên cũng được. Không thì, lâu dần, cái blog sẽ phủ bụi, còn thân thể và tâm óc sẽ thành thạch cao, hoặc một con thạch sùng im lìm trong bóng tối.
Phục lăn những bạn đã chịu quan sát rồi, mà quan sát rồi cũng chịu chép lại, mà chép lại cũng chép căn cơ rành mạch, rồi thậm chí còn có thể đưa đăng báo, rồi in thành sách vở. Cái được nhất của các cuốn tản văn tùy bút bây giờ là nó ghi lại vô vàn lần lên tiếng của chủ nhân giữa cuộc đời, vốn vô thường và dễ bị chìm trôi.

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Em còn quến hay em đã nhơ?

Năm ngoái trang sách vẫn dừng ở chỗ phập phùng, và năm nay vẫn phập phùng chỗ ấy, nó dừng lại.
Hà Nội tháng sáu bụp chát hự, tung tóe vỉa hè ống cống gạch lát đường tứ bề dài dài thở. Khổ thân tiếng thở dài của mình.
Tôi đã ngõ hầu quên kẻ dị kì - mình của thuở trước. Còn lại một tôi thèm thuồng cuộc đời nhân hậu tử tế bao dung.
Văn nghệ quần chun, thành chùm cho công chúng ngắm. Các nghệ sĩ lăn lê thỏa một thứ tự nhãn si mê. Các ảo tưởng gia lăn mình làm critic và journalist. Nghệ thuật rối bời tâm can, đâm đầu vào tường hiện đại. Các bạn vẫn làm nghệ thuật đều, hết sức hăng say. Dựng lên lắm, cãi nhau nhiều, mình đã chán những hăng hái tiếp nhận thời ngây ngô đói chữ. Giờ các bạn nói gì mình ko quan tâm nữa. Đây là thời mà nhà nhà làm nghệ thuật, nghệ thuật hạ thấp mình đi ngồi ghế cho các bạn sờ ti.
Bờ Hồ đã thành chốn dẫm đạp của tiểu nông rồi, một ô cỏ Ba Đình người ta cũng lăn ra ngắm nắn sờ bò lê. Một sớm tỉnh dậy tôi nhìn thấy hồ Gươm ngập trong rác rưởi, kem ở Tràng Tiền biến thành rác ùn ùn chảy ra đại lộ, và đám người tiểu nông mắt mở to trân trối đòi Hà Nội của tao, bế Hà Nội vất xuống đường tênh hênh. Lắm lúc còn mơ đại loại có một đám trí thức Bắc Hà quèn rỉ, gào lên man dại: trả Hà Nội lại đây, hay là của báu của chúng tao đâu, sĩ khí thiêng thánh đâu? Rồi đám người với mắt nhìn trân trối lao lên. Tôi kêu á á thất thanh rồi tay bóp chặt tim một cái.
Tỉnh ra trời Hà Nội vẫn nắng nhọc nhằn nhễ nhại, tôi đang ngồi ở ghế đá hồ Gươm, tôi đã quên hình hài mọi thứ xung quanh, quên cả mình đang làm gì ở đây, và là ai hay con gì đó nữa.

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Tí ti

Nhân lúc sắp phải cắp mông đi chợ :D
- Lúc thường thấy cuộc đời hơi bị trắng trợn, xong rồi gặp một số bạn ngây thơ trong veo lại thấy cuộc đời hiền bình thường. Nhất là các thể loại say mê của cuộc đời, hóa ra vẫn còn ngọt ngào lắm, mặc lòng say mê cũng là để kiếm xiền, he he. Phải đi làm nghề thôi, ít ra là chụp được vài cái ảnh theo sở nguyện :D Cò con, chả vĩ mô, nhưng đáng yêu, đủ hiền từ :D
- Nhân chuyện nói về chủ nghĩa độc (ác) tôn của các bậc cao xẩu, nhất là những bạn tri thức đầy mình trong giới như giờ, he he, mới thấy cái ác hiểm của tình trạng trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo, sợ các bạn lắm :D Bây giờ bút lông đầy tay, sách vở đầy mình, các bạn vẽ ra bao nhiêu là đỉnh rồi tự bê chiếu chăn lên đó ngồi, ở dưới một bầy các fan xì xụp. Lắm lúc phân vân. Thà vô hướng tùm lum bạ đâu nói đó vỗ ngực đó thảm sầu đó bỉ bai đó hay là để một bậc hiền (giả) định hướng giùm cho đời sống văn hóa nghệ thuật èo uột và búa lua xua hộ mình. Này, mình thấy chủ nghĩa anh hùng - ngụy anh hùng của Việt Nam mình còn bời bời ra nhé :))
- Ừ lười lắm, vả vào mặt cho mấy cái. Viết vào đây để coi như đã vả được mình một cái :(
- Đọc báo buồn thối. Đang sợ hai chục năm nữa đến đời con mình khéo còn làm cực hơn mình vì còn phải nai lưng đi giả nợ. Để đề phòng, từ nay mình hứa sẽ ăn nhạt :( Nhưng 50 tỷ đô chứ ít à.
- Kết bài: thịt lợn tai xanh nhưng vẫn quyết định sẽ mua thịt. Mình có phải hòa thượng hay bác sĩ đâu, he he.

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Nhỏ nhỏ

Mùa hè, ve đã kêu, một số loại hoa đã nở, một số chúng ta phải chia tay, một số chúng ta phải nóng. Lạ, nóng thế mà vẫn chưa đủ để điên khùng lên được. Thỉnh thoảng mình có thói quen cân đếm phẩm tính thiên tài bằng độ điên khùng, cứ trách mình sao không điên được??? :)) Đùa thôi mình xin lỗi, tại vì thỉnh thoảng cảm giác bức bối vì các loại tai ách trách nhiệm nó làm mình không thở được.
Mình đang tính bắt tay lại vào nghiên cứu. Một cách bán nghiêm túc, để mau mắn trở thành một trang bán liệt nữ trong khoa học, rất là đáng yêu :P Thời gian bắt đầu trở lại yên tĩnh hơn với mình ở một số thời điểm, và nghĩ rằng không nên phí đầu óc cho một số thứ vô bổ nữa, nên quày quả thêm lên tí, cho những cái gì dễ thương hơn.
Định là chiều nay đi chụp ảnh, rồi mà nắng quá lại ở nhà. Mùa hè chỉ dừng lại ở lưng chừng lòng, nơi những âu yếm tự mình đi qua, yên tĩnh, thơm :D

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Chúng ta trẻ hay già?

Gần đây tôi có chứng lẫn lộn, may nhất chưa lẫn và lộn mình là một thằng người khác. Điều duy nhất làm cho tôi cảm thấy nhân thân của mình không thể lộn với bất cứ ai, đấy là việc tôi có khả năng cau có một cách tuyệt vời. Dấu hiệu của tuổi già :D
Không biết chúng ta còn trẻ hay đã già. Các kí ức bắt đầu chộn rộn đòi được kể lại ề à, nhưng nó nháo nhào với nhau hết cả, chỉ còn mang máng một ít nhếnh nháng trong đầu. Thậm chí tôi còn mang tiếng chém gió vì mớ kí ức giấy vụn không thứ tự.
Các nhà thơ cũng đã già rồi. Các bạn viết tiểu thuyết mấy năm trước còn là thiên tài, bây giờ đã là những người xém già. Hồi lâu đi xem thơ trẻ ở Văn Miếu, cũng toàn các gương mặt nhàu. Có vài bạn cho mình cảm giác xanh non, nhưng cách các bạn rụt rè làm mình e ngại vào một tương lai non tiếp diễn. Tình trạng già sớm rồi cũng sẽ trùm tóc bạc và bồi hồi lên thơ các bạn thôi.
Vì sợ già nhanh nên chúng ta đang gấp gáp thi đua, không phải học tốt dạy tốt, mà cố gắng làm một người tốt, ngay khi còn có thể. Tranh thủ viết vài cuốn tiểu thuyết, tập truyện, and thơ tử tế ngay khi còn có thể bao dung với cuộc đời. Chửa biết chuyện gì sẽ đến sau độ mươi năm, khi chúng ta bắt đầu muốn lui về sơn trại và lầu thơ để tu đời.
Đã hết thời xúng xính
Trơ lại em quần đùi :D
Đến lúc mình trở thành bà giáo, bắt đầu thấy lũ trẻ phù phiếm, và thấy mình giá trị khôn đong :)) Bỏ bớt quần áo xì tin, xì tốp mua sắm, và nằm im trong một cái nhà rỗng của hồi tưởng.
Nhưng chúng ta vẫn muốn hôn nhau, chúng ta vẫn Facebook-ing, chúng ta vẫn blogging, chúng ta vẫn thèm view, chúng ta vẫn nhiễu sự. Ham muốn vẫn còn một đống, ứ hự tình tang. Chúng mình vẫn dắt được nhau đi, chưa cần gậy :D
Thế là thế nào? Chúng ta trè hay giả đây :D :P

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Book brick

Bạn Bơ nói mình viết nhảm quá, hãy làm một nghiêm túc person, but khó thay, mình nhảm đã thành quen, mình chả hiểu sao cứ viết tử tế là tự thấy mình sến tởm lên được :))
Mình xin đặt cục gạch ở đây: Nhân có lúc sắp giảng dạy về nông thôn, mình bắt đầu ngồi xâu chuỗi các nông thôn đáng yêu và đáng ghét trong trí nhớ của mình lại, rồi dạy. Mình thấy cái mớ kiến thức của mình thật chềnh ềnh, lô xô, lố nhố. Như tất cả những gì mình nhớ được về nông thôn. Mình nhớ nhất cái kiến trúc dân sự xanh đỏ thực dụng của nhà mái bằng nông thôn, nó làm mình nghĩ đến đống bất quy tắc thơm mùi (bánh) đa đa. Lẽ giản đơn khi đi qua bất cứ làng xã nào, mình cứ nhòm chăm chăm vào các nhà, ngó cái kiến trúc của nó, cách bài trí sân vườn, lát tường, lát nền, viết số má hoa hồng trên bể nước, mái nhà, bố trí công trình phụ, cả cái đua đòi lầu gác... Mình thấy thực sự hấp dẫn. Sau này đọc bác Phan Cẩm Thượng, bác so sánh với Pop Art, thấy rung đùi ghê lắm. Một cái xô lệch vô tình nhưng rất thơm mùi hiện đại ông đếch coi cuộc đời với các loại cu quỷ quy củ tỉ lệ tí lệ ra gì. Dăm năm nữa chúng mình sẽ bỏ Đường Lâm, Cự Đà, Thổ Hà, Chuông... bỏ nhà cổ đi mà chỉ tập trung vào nhà cửa dân sự hiện đại. Buồn vì cái đống xô lệch ấy chỉ khi còn là đứa trẻ. Giờ thì đã bắt đầu thấy quen và thậm chí còn thương êu.
Mình bùn ngủ quá rồi, thành thị thề rằng đếch chạy Pop Art được với các bác nông dân đâu :D

Nhân one cool day

Nhân chuyện dạo này giời Hà Nội mát, mình xin góp mấy chuyện.
Giời mát mà mình vẫn không được lượn đường, mình vẫn không được đi chơi, mình vẫn phải đi nàm, mình bất bình nắm nắm.
Giời mát mà Hà Nội nó vẫn bửn và bừa như thế, chán bạn Hà Nội quá :(
Giời mát thế rồi mà học sinh ra đường nó vẫn không chào mình, mặc cho mình đôi khi nhìn trân trối vào chúng nó. Ôi vinh quang thay :(
Giời mát là học sinh lăn ra ngủ, giáo viên bên trên che ngáp và lau nước mắt hết sức mùi mẫn. Chán cái xã hội vô nghĩa này, không còn trò gì hơn nữa sao?
Giời mát vì gió và tình yêu của Lưu Quang Vũ vẫn cứ thổi, nhưng chưa mát đến chỗ mình. Tiền công đoàn phí còn chưa có mà đóng, lấy đâu ra gió với tình yêu xài xa xỉ?
Giời mát đến nỗi bạn Bơ bắt đầu nằm nhà và nghĩ đến chuyện xa xôi, rằng cái thời xưa mình đã đáng yêu như nào, còn bây giờ có giống một quả na héo hay không, bạn định tâm phải vùng dậy làm một na tươi cho bõ mát.
Giời mát tại sao người ta ko nhớ nhau nhỉ. Cuộc đời ko có tình yêu rứt nà bùn.
Bùn nhất là bùn ngủ đấy, mình đi ngủ đơi :D

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Rain rửng mỡ

Thì trời nóng một lúc thì đi tè, và thế là chúng ta có mưa một cách rất sướng sung, nhìn trời đầy hàm ơn. Sống hàm ơn trời là một biết điều. Nhưng trời bạc lắm, các bạn cứ chờ mai mà xem, lại ong đầu.
Mình có cần hàm ơn những ai đã bất chấp việc mình là một Nấm đích thực mà yêu mình, cho mình một vài tí quà, để mình phải rơm rớm lệ không? Mình thật thảm hại nhường nào khi nhớ lại sự hàm ơn chó cún của mình, với mọi thứ xung quanh. Nấm có chân tay đầu óc, không đến nỗi ngu dốt, biết đẹp và xấu, lành và ác, cũng biết chăm (bón) tha nhân. Thế sao tha nhân cứ cúi xuống?
Đàn bà xấu thì không có quà
Đàn bà xấu tất nhiên phải hàm ơn đàn bà đẹp và đàn ông (bất kể tốt xấu)
Chúng ta ác quá nên trời cho nắng, nắng cho bong hết ác ra, còn lại tí thiện còi xương
Ngày mai tiếp tục một Nấm, ngày mai tiếp tục còi xương

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Nhễ nhại

Buổi sáng lười nhác trễ nải. Đã lâu không biết buổi sáng đúng nghĩa sẽ là thế nào. Trời vẫn nóng hầm hập. May (trộm vía) chưa mất điện. Thế mà nếu bật điều hòa lên là sẽ tưởng tượng ra ối chim hoa ngoài kia, lóng lánh nhóng nhánh chi chít ríu rít lắm. Cái sướng làm người ta quên xừ hết mọi thứ. Da thịt sạch sẽ thơm tho, muốn hun nhau ngọt ngào cứ dẫn nhau đến phòng điều hòa. Không có mơn man, mát mẻ, người ta cáu như mậu dịch viên. Hai cái que kem chỉ đủ làm đầy bụng không ních thêm được cơm, chứ chả có tác dụng giải một số thứ như quảng cáo. Ăn xong còn không có chỗ vất rác, cứ vừa đi vừa cầm cái que nhìn rất lùng tùng xùng. Hà Nội sắp thành chỗ nào rồi, nhìn thấy người ta chen nhau ngoài đường, va nhau quệt nhau chạm nhau nhễ nhại, đi qua nhau chẳng tí nhún nhường, chán. Lại tiện gặp một mớ người chỉ có mỗi một việc là nhìn chòng chọc vào người khác, từ đầu đến chân, từ vảy gầu đến cái kẽ bẩn ở ngón chân, hà hà, rải khắp các xe bus hàng ngày, trên đường, thậm chí trong cơ quan. Tôi thù ghét cái kiểu nhìn ấy, có nhiều lúc muốn trộ lên: nhìn cái gì, mà không được. Trời ơi, lạy giời quét sạch cái lũ tiểu nông ấy ra khỏi cuộc đời. Còn chưa đủ nhếch nhác hèn mạt ti tiện tầm thường hay sao.
Hà Nội nhễ nhại mãi mãi chỉ là một cái làng, ở đó, chợ đông làm người ta tưởng đã hóa thành đô. Nhưng chợ tan, chỉ còn trơ lại cái khung tầm xàm bá láp. Tôi không thể đắp lòng yêu lên cái mẽ đó nữa. Thỉnh thoảng thấy lợm giọng một cách đáng sợ.

Trời nóng thì làm thơ

Nhân lúc chả có gì đàm, vào một lúc nhàn (không nông)
Người đi lục bát đã thưa rồi, người đi trồng hành tỏi cũng đã hết
Nguyễn Bính tay phải tay trái, cả lục bát đĩa lẫn trồng hành tỏi đều siêu phàm
Có lúc mình nhớ thơ áo cừu gốc liễu của Nguyễn Bính hơn cả cái đắng đót đặng đọt của tình dang mối dở tám tám sáu sáu
Hành đến độ người ta phải củ (rủ) cù rù vì bỗng nhiên thấy mình cũng ngần ngật (su) hào khí ghê lắm
Thời mình còn ít tuổi, ngông ghê lắm, không phải vì đọc Nguyễn Tuân đâu
Bây giờ người làm lục bát ít, người viết thơ cảm khái mùi mẫn chán đời thành thiên rượu mực cũng thưa, bây giờ người ta chỉ có thể viết những hoang mang
Thỉnh thoảng đọc một vài cái haiku của nhà trồng được mà các bạn tếu táo (vừa rất đỗi thực lòng- kèm trau chuốt theo lối vờ như vô ý :P), lại thấy cuộc đời chúng mình nhỏ mọn làm sao
Tiếng lòng ai đó sao quên đi, hehe
Sao bây giờ hiện đại rồi, mô đét mô đừn các kiểu mà mình vẫn chưa thò ra được cái gì đáng ôm ngực, như mình trước đây mình đọc một tí tị tì ti các loại thơ
Mình vốn không biết gì về thơ cả
Nhưng ngày mai mình sẽ về sáng chế ra kiểu thơ blog
Gió ở cành, nắng cũng ở cành, nhưng mùa hè không xanh, mùa hè bây giờ đang chói lắm

Ngồi-ing

Chỗ chúng ta ngồi em nhìn thấy
một cái gì đang vàng
một cái vàng đang rơi
một cái rơi đang tuyệt
vọng một mùa lấp lánh
chỗ chúng ta đang ngồi
có một tình yêu rơi

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Vo ve


Những lúc trời nóng, có nhiều thứ vo ve. Nhưng đại khái nếu không mất điện thì đời sống tinh thần của chúng mình vẫn huy hoàng. Kệ các thể loại nào đó.
Đời sống tinh thần của mình thì sao. Bạn Bơ ạ, mình ước được bệnh hoạn completely :)) Nửa mùa không thể làm nên cơm cháo của tâm hồn.
Nhưng thú thật trong một vài phút giây, mình mệt mỏi với các thể loại học thuật, giả học thuật and giả-giải học thuật của các bạn quá. Bây giờ mình bắt đầu thấy yêu những cái gì đơn giản nhẹ nhõm, mình phải tập yêu chúng, để mình còn muốn sống.
Mấy chục năm nữa, mỗi một entry của chúng mình chỉ có nhõn một chữ, lúc đó mới là cảnh giới phải hem? Cũng như chụp ảnh đó, mình bỏ border đen ngớ ngẩn, mình bỏ vignette tùm lum, mình bái bai PS, mình bỏ suy tư sẽ chụp cái gì, ảnh ra sẽ đẹp không... Mình chỉ ngắm và chỉ chụp.
Don't think juz shoot, don't love juz live :D
Mình hứa sẽ viết đều hơn, mấy hôm rồi, nhà mình out mạng.
Lạy giời cho mình keep được các loại lòng brave, of mine :)) =))

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Chờ tan



Lắm lúc thế giới chỉ là một giấc mơ của đời hắn. Nơi hắn có thể nhìn thấy hắn vật vã thế nào trong cơn mong mỏi được tan biến.
Cơn mong mỏi lớn đến nỗi, hắn không có chút chờ đợi nào được nhìn thấy gương mặt buồn thảm của những người sẽ đến đưa tiễn hắn về chốn tan tan tan.
Đó là lúc sự đắc thắng chẳng còn là gì với một tí tẹo phù du.

Bảo là phải tồn

Bảo tồn là câu chuyện đã cũ mèm, nếu lôi ra e lại bị các bạn đánh cho vì cái tội nói toàn những thứ lên men. Nhưng vì tiện có bạn Bơ khới lên, vậy thì mình cũng tranh thủ bới lại, những suy nghĩ của mình, một cách lộn xộn, từ lâu nay, thật là vắn, mình dạo này đang bị ruồng bỏ vì nói quá nhiều :( Ôi chao cuộc đời, sao lại cấm một giáo viên dạy văn nói nhiều? :(
Bảo tồn chân tính là điều làm các bạn trí thức trí ngủ đau đầu. Mười năm sau khi các bạn ra đời, các bạn nhìn lại bồ thiên lương chỉ còn tí ti. Đa số các bạn thấy mình nhẫn tâm, tàn ác, và đểu giả. Hoặc đã khoác một cái chân khác lên cái tính (có thể vốn đã không thiện và chân cho lắm). Điều đó rất đáng quan ngại, vì chúng ta phải lo giữ hẳn 2 cái chân lận. Lúc nào mỏi quá không giữ được nữa chắc chúng ta sẽ thành sát nhân?
Bảo tồn di tích di sản là bảo tồn trần trụi nhất, các bạn lải nhải mãi về vấn đề xây mới với bảo tồn rồi là phá hủy rồi là còn đâu rồi là tưởng niệm hoài mong. Ôi các bạn, đau xót mà làm chi, chúng ta đau xót hàng trăm năm nay vì mọi điều vĩ đại hơn còn chưa đủ hay sao? Sao không nghĩ cách xây mới một cái gì tương lai trăm năm nữa sẽ là di sản? Mình rất mong bạn nào đủ điên như Vũ Như Tô thử xây một tầng của cái Cửu Trùng Đài thôi, mình sẽ hoan hỉ lắm mà nói với tất cả sinh viên rằng: Việt Nam sắp được nằm nôi lần nữa. Và đời con các em, sách giáo khoa chắc chắn sẽ tử tế hơn bấy giờ. Đáng mừng hem?
Bảo tồn phong vị là điều dễ làm người ta đau đớn ngấm ngầm. Thổ ngơi mất đi, phong vị lưu tán, thì chả còn gì nữa, địa danh là con tườu, truyền thống chỉ là mồm loa mép dải, sách vở chỉ là xác rỗng. Huế vui, Hà Nội sạch thơm rộng rãi, Sài Gòn mưa tử tế, tỉnh lẻ hết mùi bách hóa tổng hợp, thì còn chi? Làng cổ sắp thơm mùi xi măng toàn phần, buồn lắm. Mình những mong những nhà chưng cất tinh dầu ơi, đi cất giúp mình dăm lọ phong vị thổ ngơi, kẻo ít nữa, độ mười năm, cả nhân loại chỉ toàn mùi hoài niệm.
Bảo tồn tình. Tình ơi tình bay đi. Ngày mai ta sẽ sống. Hôm nay ta còn mộng. Phải chết nốt đêm nay.
Bảo tồn được những kẻ điên là một bảo tồn hoàn hảo cho một đất nước muốn vươn lên những cái lưng chừng đỉnh. Ít nhất ở vị trí đó, thế giới cũng đã biết Việt Nam là ai. Tôi sợ những kẻ điên sẽ buồn, những kẻ điên bị thương, và rồi những kẻ điên đi biệt xứ. Những kẻ điên sau âm thầm. Và thế là đất nước nhỏ mọn mãi mãi nằm im.

Khi buồn ta học tiếng Anh

Chữ Cơ sở văn hóa Việt Nam dịch thế nào hả các bạn? :)) Mình dốt Anh ngữ, đến mức không còn biết nói ú ớ một câu đơn giản với người nước ngoài, sợ như sợ cọp. Tiếng Anh bồi là thứ tiếng Anh tởm đời nhất mình đem ra nói với các ông Tây, trần trụi như bầy sói :(
Có ý kiến thế lày ạ, cứ trần trụi tiếp đi, dịch thẳng lông lốc là Basic Vietnamese Culture, hoặc vắn hơn, cứ gọn thon lỏn là Vietnamese Culture cho nó nhanh. Nhưng chữ Basic có lẽ là một đề xuất rất ngu ngốc. Để cho có mùi khoa học hơn, vì ta đang dạy một cái môn nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, chứ không phải dạy văn hóa, cho nên lại có ý kiến dịch là Vietnamese Culture Studies.
Mình là mình chịu tắc, mình xin hỏi các bạn vậy :D
Cứ mỗi khi buồn là mình lại cười ha hả được và nói toàn chuyện tầm phơ, mình thật là giỏi.

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Sth cum with the rain

nói với người lớn nghìn lần rằng mình không thiết tha lắm cái cuộc đời này nữa
là một điều bất hiếu
nhưng quan trọng không phải ở chỗ bất hiếu
quan trọng là người lớn nghìn lần không hiểu được
thỉnh thoảng tôi cảm thấy mình vẫn mãi ở tuổi hai mươi
dễ khùng lên, và dễ bỏ mình cho những tuyệt vọng lãng xẹt
chúng ta ích kỉ quá nhỉ
trời mưa

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Lũ lắm điều chúng ta

Sẽ làm được gì nếu không càm ràm, lải nhải, tất nhiên kèm ba hoa
Sẽ trở thành gì nếu bị day tay mắm miệng, dắt đi như dắt dog
Hoặc bị bẻ bút, bẻ lap, đếch cho động thủ nữa
Hay giả như được mời lên bàn thờ, chuyên cho gật lắc búa xua
Sáng sáng làm một vài đường vô thưởng vô phạt vô duyên
Buồn
Và ngứa phết đấy :))
Vì thế lũ lắm điều chúng ta biết là miệng rộng mang tai
Vẫn không nỡ cầm kim khâu mồm mình and mồm các đồng chí khác
Chỉ sợ đến giờ chúng ta già, đến ngày chống gậy và cất giọng tạp văn

Yêu bịt mũi

cuộc đời thì lằng nhằng
em yêu anh đơn giản
nhưng cuộc đời khốn nạn
anh yêu em giản đơn

Việt Nam

Lúc đó tôi thấy tim tôi nhói lên một cái, hơi khó thở. Tôi thấy Việt Nam chẳng còn gì cả ngoài những dấu vết quần hôn văn hóa. Không biết giảng cho học sinh ra sao về một Việt Nam thuần túy, những di sản Việt Nam thuần túy, món ăn Việt thuần túy. Ngay cả trong tôi cũng có tí máu Tàu.
Như thế là, hàng bao năm, chúng ta vẫn ngợi ca một Việt Nam chắp vá thương tâm. Người ta đến để xem cô gái lai kiều mị u buồn, không phải xem cô gái mặc yếm với quần nâu.
Không hề sến rớt tởm đời hay múa mouth, trong một thoáng, tôi thấy mình đang thực sự trong cơn đau đớn.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Mụ

nhớ những trẻ con cười mụ mị
nhớ ra đã quá già để
im lặng trong veo
một lần rốt ráo

Ngày mai

tôi mơ uống vài viên thuốc ngủ
và mường tượng mình chết
nhưng cũng mường tượng cảnh bố mẹ kêu gào
hay ai đó nói: sao đã chết được ngay
rồi tôi thứ hai nói có đủ gan không
hoa lá còn xanh tươi bét nhè, cờ còn đỏ bét nhè
trong thủ đô người ta đang chào ngày độc lập
tôi mơ tôi trả thù nỗi đau của mình bằng vài chai bia nhỏ mọn
bằng vài nỗi vật vã trong đêm
bằng nỗi kiêu kì đàn bà
bằng hình dung những gương mặt sẽ sợ hãi khi tôi đi mất
tôi nghĩ mình sẽ thức trắng đêm nay
để buồn cho đúng kiểu
ngày mai khi tôi tỉnh lại cơn hiếu thắng
tôi sẽ bình thản đi dưới hố lên
đứng trên mặt đất
trong thành phố nhộn nhịp
sống như chưa bao giờ được chết

Hăm chín tháng tư

buồn quá
không ngờ có lúc sẽ buồn như thế này
những ngày thấy mình
không đáng một hạt cát
những ngày thấy mình
tuột khỏi tay đồng loại mắt ếch ích kỉ yên phận đạo mạo
trôi xuống
một nơi chỉ có mình
và nỗi buồn đang gặm dở
có anh trong số kia ko?

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Suốt

em đã chán đọc những gì lớn lao
em chán chúng như chán em vào những ngày tuyệt vọng
em đã chán những tiềm ẩn học đòi
khi em muốn em là họ
những kẻ loa cho thời đại đáng thương, mặc áo carnaval cho đời buồn ngũ sắc
em đã chán những phi lý bịa đặt
phi lý như em phải là người, em phải là đàn bà, em phải chờ anh
bịa đặt như ý nghĩ anh sẽ đến vào một ngày mưa gió
đã năm ngày rồi chúng ta không gặp nhau
những tin nhắn không mặt cười
em yêu một tình yêu ê te
ngày nào lúc tám giờ hơn, ê te làm em chết ngạt
em sẽ nghĩ một ngày em chết
không phải vì
nỗi nhớ mèo hoang thăm thẳm những ngón tay những mùi những lặng im yêu dấu
không phải vì
em nhớ anh đến chết
cũng không phải
em thấy cuộc đời phi lý sắp hết
chỉ tại em mơ anh và em đi qua nhau
trong suốt
trong hành lang bệnh viện
sặc sụa ê te vô cảm vô trùng
đã năm ngày anh chưa đến
em sắp thấy ngón tay em trong suốt

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Vạ

lại là thứ cảm giác muốn trào nước mắt ra khóc vì một căn cớ tuyệt vọng câm lặng từ sâu thẳm
không rõ trong một chiều như thế này
mình muốn sống hay muốn chết

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Tín ngưỡng cúi ngửa

Tín ngưỡng cúi ngửa là một cái title rất mất dạy, nhưng biết sao được. Vào buổi này, chả nghĩ được cái gì đỡ mất dạy hơn một chút, để diễn đạt cái suy nghĩ chộp giật lưu manh của mình.
1. Phải chăng là đi từ tín ngưỡng trông của dân gian. Trông các loại con giời thiên tai. Tín ngưỡng vọng các loại địch họa, từ một cái phương ất ơ xa lắc xa lơ đầy mùi ăn thịt người bành trướng nào đó. Từ một cái tín ngưỡng dao viễn thiên hạ, với thập cẩm các thể loại cẩm tú lụa là giang sơn.
2. Rồi là đến cái điều trông lên ngửa xuống, nhìn lên trên (sặc mùi trung quân, báo đáp, đền ơn) rồi cúi vào trong (i'm a dằn vặt, day dứt thần nhi). Con người tự nghiệm, cái già ngồi đếm vàng son... cũng xui cúi ra cúi vào dằn vặt. Hoài-ism cũng là một cái key son(đo đỏ).
3. Trăng, nước là trên dưới thượng hạ, đủ để cúi ngửa song song tròn trặn. Phòng kín thư trai tịch đường là nơi dễ cúi, dễ tạo tâm thế cúi, xui cúi.
Đặt brick ở đây, mời mình, nhớ động đậy đi, mình nhé!

Hãy nhân hậu khi còn bên nhau

Thường không thể nhân hậu thêm được mỗi khi nổi cơn điên, cơn bất bình, cơn chán, cơn buồn, cơn phẫn nộ, cơn nhớ nhung.
Nhưng bản chất lúc nào cũng cố sống không ác.
Thấy thiên hạ sao mà ác với mình quá, mình có nên ác lại. Nhưng chả biết ác lại ra răng. Mà rồi cái câu tự mình mần khổ mình nó được dí vào đầu cay đắng quá, không biết ngửa mặt lên giời kêu ai trông ai ăn vạ ai được nữa.
Sống nhân hậu lên cũng không được ai khen.
Nhân hậu thêm cũng không được để ý, hà hà. Các bạn hẳn thích được để ý lắm, như mình ý mà. Mình 26 tuổi, vẫn thích là cái đinh.
Tình yêu là trò ác nhất cho đến thời điểm này.
Nhân hậu và từ bi thay một buổi sáng ngủ dậy không phải lấn bấn vì bất cứ điều chi, ngoài tâm can xao động của mình, với những cảm giác của mình, ích kỉ, nhưng tinh khiết.
Cuộc đời đã cướp đi những cảm giác tự thân, mà mỗi sớm mai tỉnh ra chỉ toàn thấy cảm giác của người đời lẫn lộn trộn trạo trong giấc mơ hạt sạn.
Buồn và cay đắng biết bao, hắt hủi cái mình có lẽ mới là điều ác nhất.

No te

Cuộc đời có đầy những cái bao lâu
Thế mà vẫn hững hờ tốt, ha ha
Chúng ta tầm thường đi giữa đường
Phố ngập lên mùi yếm sống
:))

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mười tám tháng tư

Mùi hương là thứ khiến người ta luẩn quẩn mãi, như một thứ ảo giác loằng ngoằng, như mê cung, tròng vào cổ rồi, đố thoát ra được. Mà thoát ra, cũng chẳng còn nguyên vẹn nữa.
Mùi ngọc lan thơm ngây ngất trên những con đường rì rào cây lá ở hồ Tây.
Mùi cam thơm vương vất trong phòng còn mờ mờ ánh sáng.
Mùi áo, mùi tóc, mùi da ai đó...
Sao đôi khi mình cứ buồn mãi, buồn mãi không dứt. Có lúc tự nhiên mệt quá muốn bật khóc.
Hoa bằng lăng đã nở. Ngọc lan đã nở. Hoàng yến cũng đã vàng ươm. Vẫn những buổi chiều dài không dứt, những buổi tối dài không dứt, những bất trắc đếm hoài không dứt.
Tình yêu không còn là một wonderland, không phải một ám dụ mời gọi xa xôi nữa, nó bắt đầu bình thường, bắt đầu rơi vào quỹ đạo của sự phẳng lặng.
Khi đã hết đam mê, mọi thứ bình thường, thì có lẽ cái chết bắt đầu đến, tình yêu sẽ chết dần, như những nỗi buồn không thể nào rũ bỏ.
Chúng ta còn đủ sức yêu đến bao lâu, hả bạn?

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Có sao đâu, vui mà

Lúc nào cuộc sống cũng thế. Làm cho người ta nhắng lên rồi cũng nhanh, mà xẹp xuống cũng nhanh, chú giải thêm là người trẻ, vì người trẻ hay nhặng xị ngậu. Mình cũng hay nhặng xị ngậu, nhưng sao nhỉ, khó mà bình tĩnh điềm đạm được, chắc tại chưa đủ già, chưa đủ cay đắng, chưa đủ trầm ngâm, chưa đủ chua cay.
Lúc nào mình cũng thích nói những điều búa tạ.
Lúc nào học sinh của mình cũng thích săm soi để lật đổ vấn đề.
Lúc nào mình cũng cảm thấy những blogger nổi tiếng thật là đao to.
Lúc nào mình cũng thấy văn chương kiểu phiếm đàm trên các blog thật là xa lông.
Rồi mình nhận ra chúng ta đều nhặng xị như nhau, nó làm đời chúng ta bớt buồn.
Vì còn chịu nhìn ngó và để ý nhau thế, săm soi nhau thế, là có động tĩnh, là vui rồi. May quá chưa thờ ơ.
Có sao đâu, hơi bị vui :D

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Tâm thế cạn khô


Chưa có tâm thế làm bất cứ việc gì.
Yêu
Viết
Xem
Nghe
Đọc
Cuồng điên
Buồn quá
Lười nhác, bình tĩnh, bất lực, cạn ráo
Lúc nào cũng là một tôi khô cạn mọi điều

Phim diệu kỳ

Thì là phim diệu kỳ chớ sao.
Đừng hòng moi được định nghĩa tử tế, quân lưu manh, tư duy kiểu chộp giật, haizz, trí thức phương Đông chả khá lên được là do một phần cái quân như mình.
Đại khái là phim giáo điều kiểu Tây, xem xong thấy đời tươi đẹp như bơ mứt. Mình phát hiện ra bọn Tây cũng rất sến nhé, phin của nó cũng rất abc, rất Bôn, rất Đảng Cộng sản, nghĩa là rất giáo dục thương yêu, làm các bạn chẻ thêm tin tưởng cuộc đời. Mà biết là nó sến rồi, nhưng vẫn đôi khi rơm rớm một cách thật sợi chỉ đỏ, nghĩa là rất nhân đạo chủ nghĩa.
Phim diệu kỳ vì xem xong người ta muốn lấy vợ lấy chồng, muốn yêu, muốn ôm, muốn ngả đầu, muốn chạy về nhà ôm lấy người thân, hoặc chạy ra đường ôm lấy cuộc đời.
Đó là điều phim diệu kỳ sến chừng nào, vẫn là những phim lấy được nhiều thương nhớ của người dưng.
Lạ nhỉ? :D

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Phở nhé

Phở thì ngon.
Nhất là lại phở Hà Nội.
Nữa là phở Thìn.
Càng với người đang đói. Như mình đây.
Húp lên húp xuống, không lợ, không sặc quế hồi, hành mùi giản dị, thịt mềm, bánh phở dai.
Và quan trọng là cái ngõ im lìm với đèn tuýp sáng trắng, câu chuyện đời thường, quán nước im lặng, cụ già đọc báo, chén trà bốc khói ngọt đậm.
Ngoài đường gió thổi, trời lây phây ti tí mưa.
Ngồi đây nghĩ chuyện cả một đời cũng được nhỉ.
Nhất là khi nhìn quanh chỉ có mình mình, giữa Hà Nội tưởng như đang gầm gừ những điều ác độc.

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

Hình như

Có điều gì vẫn ở giữa hai ta?

Vắng em - Hà Trần

Phố đang vắng không em đi về
Phố như thấy lòng hoang vu thế
Quán đang vắng không em yên ngồi
Quán như đón chờ cơn giông tới
Gió đang vắng thênh thang lụa bay
Gió như chết lặng đi trên cây
Lá đang vắng đôi tay hỏi han
Lá đang tiếc thầm những ngón măng
Lá đang nhớ nâng niu thuở nào
Ấp trên lá ôi thương làm sao
Ấp yêu dấu lên môi tròn xinh
Cất yêu dấu vào tay trắng tinh.

Phố đang nhớ chân son ra vào
Vắng em phố làm ra cơn đau
Quán đang nhớ lưng thon em ngồi
Vắng em quán làm ra u tối
Chắc ta nhớ em trăm lần hơn


Chắc ta nhớ vì môi không son
Hay vì nhớ đôi mi rèm buông
Hay vì nhớ bờ vai tóc suông
Hay là nhớ câu thưa ngọt ngào
Hay là nhớ em ngoan là thế
Nhớ ôi nhớ ôi muôn lần nhớ
Cất đi hết vào đây giấc mơ.

Thoáng em đến như trăng mùa cũ
Thoáng em đến câu thơ vừa chữ
Thoáng em đến đã như muôn trùng
Thoáng em ghé như hoa phù dung
Thoáng cơn nắng se ngang trời đông
Đã chia sớt cho ta lửa ấm
Đã nuôi lớn trái tim lặng câm
Từ em qua có đêm bình yên
Vì em đấy mà ra thiêng liêng.

Trắc

Cứ bị cái truyện của Nguyễn Nguyên Phước làm buồn.
Nhất là khi nghĩ đến tình yêu.
Lúc nào cũng bất trắc. Tại sao cuộc đời làm ra mọi thứ đều muộn phiền.
Không có gì vững chắc được giữa cuộc đời lắm an nguy, dù biết vậy nhưng vẫn buồn lắm.
Có thể nào không nhỉ, thật là muốn khóc giữa đêm khuya vì những tuyệt vọng câm lời.
Tay không ấm mãi, môi không nở mãi
Cứ nghĩ đến một ngày mai tan nát
Là đã thấy hết muốn ngẩng mặt nhìn cuộc sống chán chường
Bây giờ trời mưa gió
Bắt đầu tháng tư

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Thiên hạ ở trong tay

Các bạn giỏi quá, cứ như đi tàu ngầm bí mật thò vòi lên mặt nước mà quan sát chung quanh, chuyện gì cũng tỏ tường cả, như ma xó. Mình thì mình chịu thưa các bạn. Này, các bạn nhiều chuyện thế, các bạn am tường thế, sao không đi viết truyện ngắn đi nhỉ, đảm bảo có ối trò hay. Hay các bạn đi chụp ảnh đi, cái mắt fisheye bẩm sinh của các bạn ko cần phải sắm lens cũng đã đủ cho những sự bẻ cong thế giới hoàn hảo. Thật là giàu phẩm tính văn hóa quá đi.
Tôi nghĩ trong tương lai các nhà văn nên cắp thúng theo hầu các bạn của tôi, các bạn thật tinh đời.
Tay các bạn tựa như tay Phật, tôi như Ngộ Không, thoát ra không được, nhưng thôi cũng muốn tè một bãi. Các bạn thích hem? :))

Hạc vừa bay vừa la oai oái

Đến lúc thiên hạ hết thái bình, hạc không bay bình tĩnh được nữa. Hạc kêu thảng thốt rồi la oai oái. Thế giới hạc bất bình thật lúc nào cũng xôm vui những tiếng đập cánh não lòng.
Động lực muôn đời là thứ phiếm phù, hu hu, mình dùng từ có hay hem? Không có động một cái thì làm sao có lực, lực điền thì cũng cần động chứ, dù là động đậy.
Cứ nói chờ chín. Hạc có phải quả xanh đâu, hạc cần gì chín. Có điều hạc ko thấy mình làm gì có ý nghĩa nữa. Lúc hứng lên cao, đi ị còn có hứng nữa là, hạc nói. Nhưng bây giờ hạc chỉ biết kêu thôi.
Đập muôn đầu xuống mà thống khổ những hoan lạc oái oai, thời sáng tạo đi rong không thấy đường về.

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Trường hợp của Nguyễn Du

Láo lếu. Nhưng mà thôi chả sao. Tân kì lôi cụ ra để làm một cái tít có mùi thỏ bông.
Nhân chuyện mình bỗng chốc phải nén lại rất lâu để khỏi bật ra những tiếng cáu giận, khi được hỏi về con người kì lạ này.
Sử gia và các nhà nghiên cứu trung đại không phải ai cũng có lòng trung thực sáng trong vô bờ. Cái mà chúng ta chờ đợi ở họ, thường xa xỉ nhất là sự công tâm và cái gì đó đến đáy đến đáy, ít khi được đáp ứng trọn vẹn lắm. Bị buộc phải nghi ngờ nhiều thứ, khi đã lớn, đã ngộ ra tính lếu láo của khoa học ở Việt Nam.
Các bài viết về Nguyễn Du đều mập mờ, thái độ luôn là phỏng đoán. Cũng đúng, đêk có tài liệu chuẩn thì lấy đâu ra mà khẳng định. Nhưng những sự phỏng đoán cũng không quyết liệt. Nó đầy mùi.
Lý giải cả một con người chỉ bằng hệ tư tưởng trung quân trung quốc gì đấy.
Giai thoại cũng vứt.
10 năm nữa mình bịa ra giai thoại Nguyễn Du cầm hộp bánh quy vừa đi vừa nhả ngọc, chắc chả ai phản đối.
Khi đột nhiên được hỏi những câu hỏi rất cũ, mặt nước chao ra chao vào, và rồi mình nhận ra chả có cái đếch gì là duy nhất đúng. Tất cả những gì mình viết đều là bố láo. Những võ đoán bố láo, mơ hồ, vô căn cứ, sai toét, vô trách nhiệm.
Nhà thơ trước hết phải là con người. Đi từ khía cạnh đó ra, mới thấy cái tư cách thơ thẩn or thần-dân của ông ta.
Lạy các bạn giáo viên đừng dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử.
Lạy các bạn tha cho các giai thoại.
Lạy các bạn, Nguyễn Du là người đời thường, Nguyễn Du đau đáu: biết là chúng ta có ở?

No 4 go

Thời gian này là thời gian của những xáo trộn cũ rích. Lại là những ham muốn cũ, những đam mê cũ, những dằn vặt cũ. Cũng tốt, không có chúng thì không có mình. Dường như không bao giờ thoát ra được mớ bòng bong của tâm tư và ham muốn.
Thời gian này vừa không muốn xa một ai, vừa lại muốn đẩy tất cả ra xa, từ chối mọi cuộc gọi, từ chối mọi sự hỏi han, lân la, rồi cả sự gần gũi. Tất cả những thứ động vào mình đều dễ làm nổi cáu, thậm chí khùng lên, khá đáng sợ. Tại sao người ta có thể luôn luôn dễ chịu và mềm mỏng với tất cả mọi thứ, tại sao lại có thể bình tĩnh được với cái cuộc sống đáng bỉ này. Chưa bao giờ mình thấy mình quen thuộc với cuộc sống con người.
Một sự va quệt nhỏ, sự đụng chạm vô ý cũng dễ khiến nổi điên lên được. Tất cả những sự xa lạ, mùi lạ, đều đáng ghét, đáng sợ, đáng khinh. Thế mà hàng ngày đều phải diện kiến nó, va chạm gần như thường trực, nổi cáu cũng thường trực, có lúc mình đã quên mình phải giữ tư cách giáo viên, hô hô. Lạ nhỉ, sao mình lại căm ghét cuộc đời?
Mắt mình có sát khí, lòng mình có sóng to, đầu mình nhiều thù hận. Không sao cả. Mình giữ cho mình trong veo ở trong mình. Mọi cái phồn tạp đừng hòng bước qua đây, nơi mình di dưỡng, trú ẩn, và dày vò.
Dần dần mình thấy mình đang đối xử với mọi thứ bằng tình thương - thứ tình thương từ trên cao.
Không sao cả.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

Lên

Cuối cùng thì mọi cái tên đều có thể được nhắc tới
Cuối cùng thì chúng đều có thể có mối liên hệ với nhau
Có thể lắm chứ, cuộc đời bé bỏng, thở dài một tí là cuộc đời khác bất an
Nữa là Hà Nội bé bằng lòng tay
Nữa là net rộng mênh mông nhưng toàn những thở dài gặp nhau lần lượt
....
Ngày nữa em hôn anh nhưng không bất tận
Lần nữa em hôn anh nhưng ướt át không làm mới mẻ đôi môi
Chót lưỡi chạm cuối cùng không một li nóng ấm
mắt rũ rồi
em biết ta hôn nhau tuyệt vọng mà thôi...
...
Gió mưa sụp đổ mái nhà
Có con chim gáy tên là cúc cu
Bây giờ chưa đến mùa thu
Mà cơn ấm lạnh gật gù đường rơi
...
Ước có thêm máy ảnh
Ước anh đừng giản đơn
Ước thêm nữa môi hôn
Ước em đừng bấn loạn
Ước cuộc đời hoạn nạn
Ngủ đi rồi, ngủ đi
...
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Em ở đâu đây, gió ở cành
Tình ở mênh mông và gió ở
Cành non và em ở môi anh
Khỏi phớt môi đầu anh bỗng thấy
Bắt đầu là cái chớp mi nhanh
...
Không cầu gợi chút niềm thân mật

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

À la mốt

Mốt là một cái gì rất nên thơ
Mốt là một cái gì rất cầu ơ
Mốt là một cái gì rất ba ngơ
Mốt là một cái gì rất đáng chờ
Mặc dù hơi lờ mờ
Mặc dù hơi đáng ngờ
Mặc dù hơi vật vờ
...
Tóm lại mốt là thế đấy. Trào lưu, với mốt, có giống nhau không? Cục gạch phần các bạn. Dạo này mình lười động đậy, tư duy mình đi ngủ rồi. Mình chỉ tán phét là giỏi :D
Mình ví dụ như hôm nay mình xem lại cái phin truyền hình từ năm 96. Mốt quần áo hồi đó vẫn đẹp ghê đi, giờ mặc như hồi đấy mốt bỏ đời luôn, mình thề :D
Hôm nọ mình đi tráng phin, mình được dịp hoa mắt bởi một đống ảnh phin các thể loại, mình thèm nhỏ dãi. Nhưng rồi mình thấy chán hết cả người. Như vầy là thiên hạ chơi phim rầm rộ ghê đi, càng ngày máy phin càng mốt đi, DSLR chỉ là con tườu đi. Mình ko khỏi chạnh lòng nhớ đến cái đám tin tin, các cu cậu súng ống lủng lẳng, Ca nông với cả Ni kông lượn ngập Bờ Hồ mỗi ngày chủ nhật, cả cái đám mẫu cánh xòe cánh cụp tóc vàng rượi môi tím ngát chân dài tướt vẫn bay như đom đóm hết ở vườn cải, vườn hồng, vườn đào, vườn vi ô lét... vân vân mỗi độ hoa gì đó về. Mình cũng là đứa chụp ảnh chơi, mình cũng có súng - mặc dù súng còi, mình cũng ham ra vườn đào quất hồng tía ghê đi, nhưng mà chả hiểu sao mình vẫn thấy mình chân chính còn các cô cậu kia là đám a dua theo mốt hết cả :)) =)) :)) Rõ là mình hâm nhé.
Nhưng mà, như mình vẫn bảo với bạn béo đấy, chúng mình ghét cái cảnh hỗn loạn xô bồ này, nên có máy, thì ngồi im, hay tránh chúng nó ra. Và chúng mình nghĩ là chúng mình chả đua đòi chi cả. Mình ít tiền, mình chơi SLR cho nó lành. Thế rồi chúng nó cũng chẳng tha SLR, chúng nó cũng lên đồng lên thượng lên cô hết cả với SLR rồi, cổ một máy số một máy phin, chúng nó lại tiếp tục lượn Bờ Hồ, tiếp tục mốt.
Mình buồn cho những sự yên tĩnh lúc nào cũng bị đào xới.
Mốt chả phải cái quái gì xa lạ, chẳng qua là sự khai quật và tôn thờ những cái đẹp quay vòng có tính vĩnh viễn.
Hay là, mốt, là cách người ta tưởng niệm quá khứ, hoài niệm quá khứ, hoặc, đem quá khứ cổ kính ra đánh bóng cái thực tại dập nát rỗng tuếch đáng thương này?
Chuyện ngày thơ hôm nọ, lôi vào một tí. Mình nhìn cái sân thơ trẻ mà nản. Thơ rồi cũng như một cái mốt, người ta mặc sức trèo lên nhảy xuống cho thỏa ngông cuồng.
Mình sợ nhìn cái cảnh các em oằn oại ứ hự một hồi trên sân trình diễn, nhưng đi sang sân đọc truyền thống, cũng không khá gì hơn.
Cái gì cũ cái gì mới có quan trọng quái gì đâu. Mốt cũng là cái quái gì. Quan trọng là đã đủ tuần thành thục hay chưa.
Điều này khó nhỉ, mình cũng ếch biết trả lời sao?

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Hết Tết

Thời gian tôi có lúc này được dùng để làm vài việc lặt vặt, chủ yếu là để thỏa mãn con người mau thèm nhưng ko mau chán của tôi. Tỉ như việc đọc cái này cái nọ linh tinh khắp chốn, nghĩ ra một vài nơi để đi, nhẩm lại mấy câu hỏi hay mấy từ vụn thi thoảng lởn vởn trong đầu - về một chủ đề nhớn nhác ko có căn cứ gì sất được dấy lên trong cơn bồng bột. Như thế là, trong khi thiên hạ - tất cả các giai cấp và tầng lớp và cả những người chả thuộc một lớp hay tầng nào cả - đang lờ đờ làm việc trong tình trạng lười nhác và nhớ Tết y như thông lệ hàng năm, thì tôi có được nắm thảnh thơi to uỵch, ngọt ngào, để mà nhâm và nhi. Đến mức có lúc nhai nhiều thấy nó tẻ ngắt, và rời rã.
Hà Nội sau Tết ngơ ngác hơn một tí thì phải, chỗ nào cũng như đang ngái ngủ. Hay là đang háo? Tôi thề là cả Hà Nội thèm bún ốc, hay là bún ốc riêu bò, vân vân. Tất cả những gì có dấm bỗng đều làm tươi lại đầu óc mụ mị của một khẩu cái ngái ngủ và đặc ứ bánh chưng. Nhất là giai cấp phụ nữ cần lao. Chị em thậm chí thấy hạnh phúc đến mụ đầu chỉ sau thìa nước dùng đầu tiên của bát bún thơm mùi tía tô. Chồng con, người tình, hay là mọi thứ lằng nhằng khác chỉ còn là con tườu. Suy cho cùng thì chị em vẫn mãi là chị em, đi đâu cũng bị nhét vào cái rọ thường tình, cũng là đúng.
Trong đầu có một mớ lổn nhổn các thi hào trung đại, cần phải làm việc một cách lơ mơ với các vị này. Sau nhiều lần làm khoa học một cách ngớ ngẩn, thì điều rút ra là, với cái món này, cần phải mù mờ và võ đoán một cách quyết liệt :)) Xin thề, hứa, nhưng không đảm bảo :))
Và rốt cục sau khi đi dạo, cả thực cả ảo, lại thấy mình ngu dốt lười nhác thậm tệ. Bài ca tiểu tư sản muôn thuở mãi mãi là một điển hình với phẩm hạnh vĩ đại :))

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Bất toàn và bất hòa

Bất hòa có thể coi là biểu tượng được. Hàng vạn điều, hàng vạn thứ nảy sinh từ bất hòa. Ngay cả những thứ đẹp, vĩ đại, lớn lao, cũng có thể được khai sinh từ việc giải quyết những bất hòa. Quả táo bất hòa là câu chuyện chả mới chả cũ. Bất hòa kiểu đó là bất hòa kiểu Tây. Ở Việt Nam, bất hòa dễ chui vào trong nhà, bảo nhau đóng cửa. Sau đó chuyển thành bất mãn. Ở Việt Nam, có những bồ bất mãn lớn lắm.
Mình sẽ làm một cái đề tài là Truyền thống bất mãn trong thơ trung đại Việt Nam, bỏ xừ, tên đó đã có vấn đề chưa nhỉ? Làm đề tài bây giờ không có vấn đề là hỏng đấy nhá :))
Bất hòa nảy sinh từ ý thức về sự bất toàn. Điều này dường - như - là - rõ - rệt với thơ của một số ta0 loạn - nhân, hoặc một số kì (dị) nhân. Đặc biệt ở Nguyễn Du. Thơ Nguyễn Trãi bảo là có bất hòa, thơ Trạng Trình nói là đầy bất hòa, nhưng vẫn chỉ là thứ bất hòa vạn đại dung thân. Tấm thân đẹp đẽ nguyên lành, xung quanh tan tác có hề chi. Miệng kêu than mà thân tròn đầy, thì vẫn là an lạc lắm. Nguyễn Du khác. Đấy là một trường hợp bất hòa đến kì dị. Thơ Nguyễn Du là một sự dang dở lớn. Một nguồn ý thức về bất toàn đầy hoan lạc. Trăng hoa lịm im, gió lồng lộng vần - vũ - im, tóc lặng im bay - bạc. Cảm thức về cái chưa làm được, chưa hoàn thành, chưa thỏa nguyện, chưa nói ra lời. Những giấc mơ trở đi trở lại.
Nguyễn Du là một tấm thân tan tành giữa non sông tan tác.
Nguyễn Du là một người dường như chưa bao giờ sống hết cuộc đời mình.
Luôn luôn là một khát vọng sống cho trọn, một ánh ngoái nhìn của hoài nhân, một nỗi tiếc nhớ, một tiếng thở dài.
Cái đáng trọng đáng quý nữa là ham muốn sáng tạo cuồng phóng dường như trùm lấp, đè nặng tấm thân bệnh tật.
Nguyễn Du đau buồn nhất mà hoan lạc nhất trong số các nhà thơ trung đại. Vì đã sống mà không im tiếng, sống mà thở dài, sống mà bất toàn, biết bất toàn, và không bắt tay thỏa hiệp bất cứ điều gì với thực tại yên tĩnh.
Là một tâm hồn tĩnh nhưng bất hòa dậy nổi ở bên trong dường đó, không dễ và không bằng vài dòng mà hiểu.
Đặt cục gạch :D

Cái bút

Thỉnh thoảng mình nhớ cảm giác của một cái bút chạy trên giấy, âm thanh sột soạt nghe thương nhớ không cầm lòng được, mình nhớ cả việc phải viết. Viết theo đúng ý nghĩa của nó không phải việc gõ những con chữ gọn ghẽ theo font trên màn hình máy tính - công việc đó ít nhiều mang lại sự tiện lợi mà cũng mau chóng đem lại sự chán chường. Cái gì viết ra khó nhọc đến mấy đều có thể xóa đi dễ dàng. Cái đắn đo nhọc nhằn khi tạo sinh chữ nghĩa không bao giờ lộ ra được trong tiếng loạch xoạch máy móc. Mình nhớ là đôi khi cần phải cầm lấy cái bút. Quên cảm giác về cái bút là rất sợ, trống trải, hẫng hụt, cảm giác của một kẻ quên viết, hơi vô ơn nữa.
Khi nãy mới thấy nhớ bút, vì cần phải ghi chú một số việc chồng chất ra giấy. Rõ ràng là vô ơn rồi, rõ đó.
Rất may mình chưa phải người viết. Là người viết thực thụ, thì không thể - không được - không nên quên cái bút quý yêu. Có thể nói, chưa cầm bút viết dòng nào thực sự, thì chưa phải người viết vậy.
Bạn Nhã Thuyên nói đang tập cầm bút viết lại. Thế mà khó khôn lường. Ra đường vẫn nhớ lap. Bút chỉ là hoài nhân.
Sẽ có ngày nhớ bút, hay là mốt bút, chúng ta quay lại nâng niu như đám thợ ảnh nâng niu máy phim, giữa thời buổi đê ét lờ rờ ngập ngụa.
Rõ đó.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Bắp cải điển

Mùi bắp cải nấu hay xào thảy đều làm mình lợm mũi lợm giọng đôi khi.
Thời đói rách, mùi tư bản, mùi nát bươm, mùi chua, mùi nhũng nhẽo, thảy đều tan tành thấm đượm trong nồi bắp cải lổn nhổn.
Mình thề không có cái gì dư ba hơn bắp cải.
Kể cả ở chế độ xã hội quái nào.
Ngửi xong cái mùi nỏng nát, cảm giác sắp ra đường ở, liếm lá bánh thiu đến nơi, xã hội sắp đi cầu thực đến nơi.
Mình kiên quyết bắp cải là một điển cố.
Chí ít cũng phải cỡ biểu tượng hay cổ mẫu văn hóa :))
Kính mời các bạn xơi :P

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

Tuổi trẻ pất pình

Thì trong lúc các bạn đang băn khoăn, thì đồng thời các bạn cũng pất pình ghê lắm. Tuổi trẻ điên loạn không được pất pình thì thiếu dưỡng khí. Chúng mình đa số là chí ngủ, mà chí ngủ thì hay day tay mắm miệng, thấy xã hội toàn abc, chưa đến mức nhung nhúc dòi bọ như một số phần tử chí ngủ quá khích - thùng tõ kêu rông, nhưng mà cũng buồn. Vì xã hội buồn nên chúng mình cần phải làm một số việc giải khuây. Nhưng mà có hết buồn quái đâu :)) Mình cười hê hê mà nói rằng là chừng nào các bạn còn buồn thì các loại văn chương thơ phú khoa học nghiên cứu còn được nhờ. Chứ mình sợ nhất là các bạn vui :P
Nhưng cả đời pất pình thì sợ lắm. Chồng sợ, vợ sợ, con sợ. Cả chi âm, chi kỉ cũng xanh lè mắt (không dính gì đến Nguyễn Tịch đâu nhé =)))
Bầu pất pình của các bạn thốt ra trong một buổi chiều cũng làm sao vơi được. Cách các bạn chúi mũi vào những việc ngập ngụa thơm mùi văn chương, cũng không làm khuây được.
Mình không biết nếu các bạn ở một xã hội khác thì các bạn sẽ thế nào. Yên nhàn hơn tí nào không.
Pất pình kiểu quá khích của một số bạn làm mình hết sức puồn, lắm khi còn thấy buồn buồn ở cổ họng, muốn cho ra.
Việt Nam là đất nước mà thế hệ trẻ bây giờ yêu nước bằng mồm, bằng hét lên, bằng phản tỉnh. Chửi đất nước làm gì, các bạn cứ đứng đó mà trông. Tay các bạn đút túi quần, miệng các bạn cứ hét, các bạn ngồi trong nhà, vừa Facebooking vừa hét, vừa ngồi điều hòa uống bia Ken mà hét. Nhiều lúc mình ghét các pạn như ghét, ghét, ghét cái gì bây giờ?
Tuổi trẻ pất pình, chả có gì để yêu cả.

Tản

Có nhiều thứ người Việt không chối bỏ được, nhất là cái bản năng ngâm ngợi của mình. Bản năng đó xúc tiến việc hình thành của nhiều thể loại đầy tính thở dài. Tản văn mãi mãi không cũ, vì gần như là một trong những thể đẹp - hợp - ngọt - êm - tĩnh nhất, phù hợp với tâm hồn nhỏ nhẹ và cái tiếng tăm thích hòa hiếu. Ngay cả việc biếm một cái gì trong tản văn, cũng không khiến người ta phật lòng bằng một bài châm ngay ngắn rành rẽ. Nên tản văn được lòng lắm. Có điều, càng đọc bây giờ càng thấy tản chán. Bắt đầu thấy buồn vì cái thể xưa nay mình quý yêu. Đã đến lúc dường như mình không còn đủ bình tâm và nhàn tản mà đọc hay mà yêu cái thể chống gậy uống trà này. Mười bài đọc được thảy đều nhạt nhẽo, không đọng lại được gì trên đầu lưỡi. Tây hơn thì viết tản văn kiểu pha mùi du kí, ghi chép, hay cảm thán cảm hoài, viết chêm xen đầy đủ mĩ cảm phương Tây. Đọc cái này không chán ngay, nhưng cũng chả chóng thì chầy. Lạ, rõ ràng mình thấy không phải các nhà tản giả dối. Có khi người ta kêu rất thật, người ta hoài rất thật, nhưng mà mình không chịu được. Hay các nhà tản hiện nay chưa đủ tuần thuần thục?
Nhưng mà nói ra, đây này, như Băng Sơn, mình còn chán.
Đấy.
Thế nhé, Thể thao Văn hóa nhé, hãm lại đi.

Sự lây

Sự lan nhiễm từ một cái gì sang cái gì thật đáng nể. Ngay cả bệnh dịch, dù kinh tởm nó, nhưng vẫn phải thừa nhận sức mạnh huy hoàng. Sự chiến thắng của nó, nếu khách quan mà nói, vẻ vang không kém gì sự bá quyền của một tư tưởng với nhiều cái đầu, trong một thời đại - cùng một thời đại. Mình là người từ nhỏ đã dễ bị lan nhiễm, từ nhiều thứ rất tạp. Có nhiều thứ nhỏ chả đáng nói, bị ảnh hưởng một thời đoạn ngắn ngủi rồi qua, nhưng vẫn là một sự lây đáng nhớ. Có nó, tự nhiên đầu óc quang quẻ, nghĩ ngợi ngon lành. Dù rằng vẫn là một sự giẫm lên mà nghĩ. Nếu có thể được thì chịu lây mãi mãi cũng không sao, mình luôn muốn rằng mình phải chịu va động của cái gì đó. Đầu óc ì trệ, biếng, và cũ. Gần đây còn thêm bênh sợ. Sợ đọc nhiều thứ quá thì thấy mình kém cỏi, nên hãi hùng. Đọc sách cũng cần phải có hướng dẫn, như uống thuốc. Đọc blog cũng như uống thuốc. Làm luận văn thì càng giống uống thuốc. Tư tưởng của mình là một tấm vải ráp, các mảnh vụn vặt chắp với nhau bởi một ham muốn dấn vào xung quanh, chìm đắm trong sự hướng đạo. Mình quyết là mình đã muộn để từ chối lây nhiễm, để tự sáng tạo một cái gì riêng. Mình nhận thấy mình đang truyền cái bệnh này cho sinh viên, bắt chúng nó nghĩ những gì mình nghĩ, mà những gì mình nghĩ, thì là của người khác nghĩ. Thế thì cả một thế hệ lây sẽ tiếp tục, nản. Cả cái thân và cái đầu mình, cũng thật nản.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Tập

Không phải cứ đến lúc muốn làm gì là làm được ngay, muốn yêu gì thì yêu, muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói. Phải tập như tập một cái gì nặng nhọc, nhiều khi chấp nhận cả thất bại, khổ tủi. Ngay cả việc hy vọng, thất vọng, yêu đời hay chán đời cũng phải tập, tập không ngừng, đến khi dửng dưng hoặc biết rõ mình sắp rơi vào cái gì, là thò ra cảnh giới. Có cảnh giới là trùm chăn ngủ được rồi, mặc lòng, có thể hơi vật vã. Biết rõ cái gì quá, thường rất gần bi kịch..
Năm đó nàng lười như hủi, ko có ý định tập tành gì cả. Tôn sùng bản năng, nàng nghĩ rằng mọi thứ tập luyện đều là giẻ rách và kém thơm mùi tiên thiên. Nhưng bản năng hay phẩm tuệ đều chỉ ngo ngoe sống được một đời sống đoản yểu. Ra gió là chết ráo cả.
Cứ nói được một hai câu là nàng cáu bẳn như một con mụ nạ đang buồn chuyện gối chiếc chăn đơn. Ngay cả chàng, chàng cũng kém dịu dàng đến mức có lúc nàng buồn chả thèm động môi. Nhưng thôi, dịu dàng là xa xỉ phẩm, tập hay không cũng vẫn chỉ là doping xoa vuốt, không cầu, không chờ, không trông, là tốt nhất. Nhưng cũng đừng ngã ra vì doping, của đáng tội nó khí đê mê.
Tập viết là một cái gì nặng nhọc và khó khăn bậc nhất, bởi vì nó tiêu hủy nhiều thứ, nó tàn nhẫn, vì nó xóa béng mọi tạo sinh, mọi nặng nhọc rặn đẻ, mọi ý đồ, nó nghiêm túc, trang trọng, khe khắt như mẹ chồng. Mà thành quả thì nhỏ nhoi, kiến tha cực kì lâu mà có khi không bao giờ đầy tổ.
Tập đọc cũng chả phải ngoại lệ. Không biết bao nhẫn nại là đủ để đổ vào đây?
Tập yêu là tập khốn cùng. Vì tập là sẵn sàng chấp nhận vong thân.
Do đó, như mọi cái tập khác, nhưng tập yêu khốn nạn hơn, khốn nạn biết mấy.
Tập là mình, dễ nhất, là ngủ như trẻ con và để đầu rỗng không.